Chớ dại “bỏ trốn” khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Lao động bỏ trốn ở Nhật Bản bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, căn cứ vào điều 24 Luật quản lý xuất nhập cảnh, người lao động nước ngoài chưa hết hạn tư cách lưu trú mà trốn khỏi nơi làm việc ra ngoài sinh sống bất hợp pháp, hoặc các thực tập sinh trốn ở lại không về nước sau khi hết hạn hợp đồng có thể bị bắt giữ, trục xuất bất cứ lúc nào và bị xử phạt theo quy định của pháp luật Nhật Bản nếu bị bắt được.

Các trường hợp bị xử phạt:

  • Ở lại Nhật bản trái phép sau khi hết hạn hợp đồng, hết hạn cư trú;
  • Bỏ trốn khỏi nơi làm việc khi chưa hết hạn hợp đồng xuất khẩu lao động Nhật Bản;
  • Nhập cảnh vào Nhật mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng lao động đã ký.
  • Nhập cảnh theo hình thức bất hợp pháp, không có VISA

Khung phạt chung dành cho các đối tượng vi phạm

Nếu vi phạm các tội trên, người lao động sẽ bị xử phạt từ 80 - 100 vnđ, đồng thời cấm nhập cảnh đến Nhật trong vòng từ 2-5 năm. Trong trường hợp bị chống đối thi hành công vụ, người lao động sẽ bị cưỡng chế nộp phạt, bị đuổi về nước và không được phép nhập cảnh đến Nhật.

Trường hợp các đối tượng bỏ trốn khỏi nơi làm việc

Phạt tiền khá nặng nếu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mà bỏ trốn

Đối các TTS bỏ trốn khỏi nơi làm việc và trốn ở lại khi hết hạn Visa sẽ bị xử phạt như sau

- Lao động bỏ trốn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ bị xử phạt theo 1 trong 3 hình thức sau: 

  • Phạt tù dưới 3 năm 
  • Phạt tiền đến 3.000.000 yên 
  • Trong trường hợp chống đối sẽ bị kết hợp phạt tù với phạt tiền

Đặc biệt là những lao động bỏ trốn bị cưỡng chế trục xuất khỏi Nhật Bản sẽ không được nhập cảnh quay lại Nhật Bản trong vòng 5 -10 năm.

Chủ doanh nghiệp sử dụng “SAI” lao động cũng bị phạt

- Theo luật mới năm 2018, nếu chủ doanh nghiệp sử dụng lao động bất hợp pháp, người giới thiệu lao động bất hợp pháp cũng bị xử phạt. Mức phạt dành cho tội này giống với vi phạm bỏ trốn khỏi nơi làm việc. 

Ngoài ra, các trường hợp lấy lý do thuê lao động nước ngoài nhưng không biết lao động đó là lao động bất hợp pháp hoặc không kiểm tra thẻ lưu trú của lao động đó vẫn bị phạt như thường. Đặc biệt, trong trường hợp người chủ lao động là người nước ngoài sử dụng lao động bất hợp pháp hoặc giới thiệu lao động bất hợp pháp đều bị trục xuất ra khỏi đất nước Nhật Bản. 

Người không báo cáo lao động bất hợp pháp hoặc báo cáo giả sẽ bị phạt tiền lên đến 300.000 yên.

Các hình thức vi phạm khác

  • Che dấu, chứa chấp người nước ngoài đã bị cưỡng chế trục xuất khỏi Nhật Bản sẽ bị phạt tù dưới 3 năm hoặc bị phạt tiền đến 1000.000 yên.
  • Che giấu vì mục đích lợi nhuận sẽ bị xử phạt tù dưới 5 năm hoặc phạt tiền đến 3000.000 yên.

Hãy là những lao động thông minh và đi làm bằng con đường chính thống các bạn nhé. Bởi Luật pháp Nhật Bản rất nghiêm minh, nên trong trường hợp vi phạm, “con đường làm giàu” tại Nhật của bạn sẽ chính thức bị khép lại đó.

 


 

chia sẻ bài viết

Để lại bình luận