Khẩu vị thực tập sinh thay đổi thế nào khi sang Nhật làm việc?

Văn hóa ẩm thực của 2 nước Việt Nam, Nhật Bản khác nhau rất nhiều. Nếu như người Việt thường sử dụng đồ ăn đã được nấu chín, thì đồ ăn sống chiếm đến 50% văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Vì vậy, khẩu vị của thực tập sinh thay đổi thế nào khi sang Nhật làm việc? 

Đặc trưng văn hóa ẩm của Nhật Bản

Tuân thủ nguyên tắc “Tam ngũ”

 

Nguyên tắc chế biến, trình bày đồ ăn Nhật
 

“Tam ngũ” là cụm từ được tất cả đầu bếp tại Nhật đều tuân thủ nghiêm ngặt, bởi chính nó đã làm nên nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực xứ sở hoa anh đào. Theo đó, tam ngũ có nghĩa là: 

  • Ngũ sắc: trắng – vàng – đỏ – xanh – đen
  • Ngũ vị: ngọt – chua – cay – đắng – mặn
  • Ngũ pháp: sống – ninh – nướng – chiên – hấp

Ở Việt Nam, đầu bếp đều được nêm nếm đầy đủ gia vị để tăng hương vị cho món ăn, nhưng ở Nhật thì khác. Ẩm thực Nhật Bản thường hạn chế sử dụng gia vị, thay vào đó đầu bếp sẽ tận dụng các hương vị tự nhiên có sẵn trong thực phẩm để chế biến đồ ăn như: cá, rong biển, gạo, đậu nành, rau. Vậy khẩu vị của thực tập sinh thay đổi thế nào khi sang Nhật làm việc?

Chế độ dinh dưỡng trong món ăn

Chế độ dinh dưỡng như nào là hợp lý luôn được đầu bếp quan tâm hàng đầu. Có một chế độ dinh dưỡng chuẩn Nhật mà bất cứ người dân xứ Samurai nào cũng biết, đó là “ichi ju san sai”, tức 1 súp, 3 món, ăn với cơm.

 

Trong bữa ăn Nhật Bản, luôn có canh và 3 món ăn kèm với cơm
 

Nếu như nước mắm là thứ không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người Việt, thì sốt đậu nành chính là gia vị luôn luôn xuất hiện trên bàn ăn của mọi gia đình người Nhật. Bên cạnh đó, các món được chế biến từ hải sản, rau củ,.... cũng được phục vụ đầy đủ. Tuy các món này rất ít calo nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe.

Khẩu vị của thực tập sinh thay đổi thế nào khi sang Nhật làm việc?

 

Khẩu vị của thực tập sinh thay đổi thế nào khi sang Nhật làm việc?
 

TTS khó làm quen với món ăn Nhật

Nhật Bản nổi tiếng với các món ăn sống như: Sashimi, sushi, trứng cá hồi, gỏi thịt bò,...trong khi người Việt có thói quen ăn chín, nên không ít bạn thực tập sinh lúc mới sang không thể ăn được đồ Nhật.  Do vậy, nhiều TTS thường mang theo một ít đồ ăn khô từ Việt Nam sang Nhật như mì tôm, ruốc khô, rau củ khô, nước mắm, bột canh,... để ăn trong những ngày đầu tại đây. Các bạn cũng có thể tìm mua đồ ăn Việt Nam tại các siêu thị của Nhật Bản như siêu thị Gyomu, AEON,…

Khẩu vị thay đổi dần

Tuy nhiên, khi sinh sống ở Nhật một thời gian, bạn sẽ dần phải học theo cách ăn uống của người dân nơi đây. Đồ ăn Việt tại Nhật khá đắt nên chi phí sinh hoạt sẽ tăng lên rất nhiều nếu bạn chỉ chăm chăm ăn thức ăn quê hương mình. Do đó, cách để tiết kiệm chi phí là tập ăn đồ nhật hoặc mua thực phẩm về nhà tự nấu ăn. 

Khẩu vị của thực tập sinh thay đổi thế nào khi sang Nhật làm việc? Thông thường, để làm quen với một hương vị mới sẽ mất khoảng 3-4 tháng, nên hãy mang theo một ít thuốc chống dị ứng và đau bụng để còn sử dụng nếu chẳng may bị “lạ bụng” với đồ ăn Nhật Bản. 

Sau khoảng 1 năm, khẩu vị của bạn sẽ thay đổi kha khá, và đồ ăn Nhật Bản chẳng còn là gánh nặng gì nữa. Không có cớ gì, sinh sống ở Nhật mà không ăn được  đồ ăn ở đây đúng không? 

 

chia sẻ bài viết

Để lại bình luận