Những điều thực tập sinh tại Nhật phải biết để “SỐNG SÓT” qua đợt dịch Covid-19 

Chú ý đến tình trạng của cơ thể

 

 

Các biện pháp lây nhiễm dịch Covid-19

Virus corona có thời gian ủ bệnh trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi xâm nhập vào cơ thể người. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh sẽ phát tác trong khoảng 1 tuần. Các triệu chứng thường xuất hiện: mệt mỏi, sốt cao trên 38 độ, khó thở, ho. 

Dịch Covid-19 đang lây lan mạnh, để hạn chế khả năng mắc bệnh, mọi người nên ở trong nhà nhiều nhất có thể, không đến những nơi đông người, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, và ăn uống đầy đủ để cải thiện hệ miễn dịch.

Dưới đây là triệu chứng theo từng ngày nhiễm bệnh sẽ giúp cho các TTS dễ phát hiện bệnh hơn:

► Ngày 1 ~ Ngày 3

- Triệu chứng giống bệnh cảm

- Viêm họng nhẹ, hơi đau

- Không nóng sốt, không mệt mỏi, vẫn ăn uống bình thường

► Ngày 4

- Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao

- Bắt đầu khàn tiếng

- Nhiệt độ cơ thể dao động 36.5~ (tuỳ người)

- Bắt đầu chán ăn

- Đau đầu nhẹ

- Tiêu chảy nhẹ

► Ngày 5

- Đau họng, khan tiếng hơn

- Cơ thể nóng nhẹ, nhiệt độ từ 36.5~36.7

- Người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương

⇒ Với triệu chứng đến ngày thứ 5 sẽ khó nhận ra là cảm hay là nhiễm corona, cần theo dõi dấu hiệu của cơ thể những ngày tiếp theo:

► Ngày 6

- Bắt đầu sốt nhẹ, khoảng 37 độ

- Ho có đờm hoặc ho khan

- Đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt

- Mệt mỏi, buồn nôn

- Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở

- Lưng, ngón tay đau lâm râm

- Tiêu chảy, có thể nôn ói

► Ngày 7

- Sốt cao hơn từ 37.4~37.8

- Ho nhiều hơn, đờm nhiều hơn.

- Toàn thân đau nhức, đầu nặng như đeo đá

- Tần suất khó thở vẫn như cũ

- Tiêu chảy nhiều hơn

- Nôn ói

► Ngày 8

- Sốt gần mức 38 hoặc trên 38 độ

- Khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực, hơi thở khò khè

- Ho liên tục, đờm nhiều, tắt tiếng

- Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau...

► Ngày 9

- Các triệu chứng không thay đổi mà trở nên nặng hơn

- Sốt tăng giảm lộn xộn

- Ho không bớt mà nặng hơn trước

- Dù cố gắng vẫn cảm thấy khó hít thở

Các đường dây nóng hỗ trợ người lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản

 

 

Đứng trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 thì Nhật Bản đã quyết định lập các đường dây hỗ trợ lao động nước ngoài ở Nhật. Cụ thể như sau:

 - Đường dây nóng của tỉnh Kumamoto - 080-4275-4489. Đường dây nóng này hoạt động 24/24. Đường dây nóng này hoạt động từ 8 giờ 30 phút sáng đến 17 giờ 15 trong các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu.

 - Đường dây nóng của tỉnh Yamaguchi - 092-687-6639. Đường dây nóng này hoạt động 24/24 và tất cả các ngày trong năm.

- Đường dây nóng của tỉnh Okinawa - 0570-050-235. Đường dây nóng này hoạt động 24/24.

- Đường dây nóng của tỉnh Fukuoka - 092-286-9595. Đường dây nóng này hoạt động 24/24.

 - Đường dây nóng của tỉnh Osaka - 06-6941-2297. Đồng thời, một số tổ chức ở tỉnh Osaka như Quỹ Nhà ở Quốc tế Osaka hay Phòng Hội nghị và Du lịch Osaka cũng có các đường dây nóng riêng để hỗ trợ cho người nước ngoài.

 - Đường dây nóng của tỉnh Kyoto075-343-9666. Hoạt động tất cả các ngày trong tuần trừ các ngày thứ Ba của tuần thứ hai và tuần thứ tư trong tháng và các ngày nghỉ lễ.

 - Đường dây nóng của tỉnh Aichi cung cấp dịch vụ tư vấn về COVID-19 bằng 9 ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt. Người sử dụng có thể truy cập vào trang Aichi Now và nhấn vào đường link của Tổng đài điện thoại đa ngôn ngữ tỉnh Aichi để gọi vào tổng đài. Đối với dịch vụ bằng tiếng Việt, đường dây này hoạt động từ 10 giờ đến 18 giờ hàng ngày.

- Đường dây nóng của tỉnh Mie - 080-3300-8077, hoạt động từ 9 giờ đến 17 giờ các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu.

- Đường dây nóng tỉnh Nagano - 0120-691-792.Đường dây này hoạt động trong suốt cả năm.

- Đường dây nóng tỉnh Saitama - 048-833-3296. Đường dây này hoạt động từ 9 giờ đến 16 giờ các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu.

- Đường dây nóng tỉnh Hokkaido - 011-200-9595. Đường dây này hoạt động từ 9 giờ đến 16 giờ các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Hãy tự mình bảo vệ sức khỏe bản thân và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch của nước sở tại bạn nhé. 

 

chia sẻ bài viết

Để lại bình luận