4 nét văn hóa Nhật Bản “ĐỘC - LẠ” 

Văn hóa Nhật Bản có nhiều điều vô cũng mới lạ, thu hút sự chú ý của hầu hết người dân trên thế giới. Cụ thể là gì?, cùng khám phá qua bài viết sau nhé.

Người Nhật có tỉ mỉ không? Xin thưa là có các bạn nhé. Để xét về độ tỉ mỉ, cẩn thận thì người Nhật đã nổi danh trên khắp thế giới rồi. Ngoài ra, ý thức kỷ luật, lòng tự tôn dân tộc của họ cũng không phải diện vừa. 

Không chỉ có con người mà ngay cả kiến trúc, văn hóa Nhật Bản cũng gây ấn tượng trên toàn thế giới. Vậy tại nước Nhật, họ có những nét văn hóa độc lạ nào nhỉ?

Văn hóa "độc lạ" chỉ có tại Nhật Bản

Văn hóa “tắm chung” tại suối nước nóng

 

Nam nữ đều tắm chung tại suối nước nóng
 

Người Nhật Bản mê suối nước nóng đến lạ kỳ. Lâu dần, đây trở thành một nét văn hóa chứ không chỉ là gột rửa cơ thể sau những ngày dài làm việc. Đến suối nước nóng, bạn có thể chọn tắm trong nhà hoặc ngoài trời. 

Đa số người dân Nhật Bản đều chọn tắm ngoài trời. Tắm Ofuro rất đặc biệt, đó không chỉ là nơi bạn tắm, mà còn là nơi cho cả gia đình cùng tắm và thư giãn. Nhiệt độ nước tại Ofuro thường là 36 - 42 độ. Vì thế tất cả thành viên trong gia đình sẽ lần lượt vào đó ngâm mình thư giãn, không được thay nước khác cho tới thành viên cuối cùng. 

Đương nhiên, tắm suối nước nóng này chỉ mang tính chất ngâm mình thư giãn, vì thế bạn phải tắm sạch sẽ trước khi bước vào rồi. 

Văn hóa ứng xử 

Tại Nhật Bản tồn tại nhiều tôn giáo như: đạo Shinto (Thần đạo), đạo Phật, đạo Thiên chúa,... trong đó Thần đạo và Phật giáo là hai tôn giáo được nhiều người theo nhất tại xứ sở hoa anh đào. Có thể nói, chính 2 tôn giáo này đã ảnh hưởng lên tính cách của người Nhật.

Người Nhật rất mến khách nhưng họ không hề tay bắt mặt mừng mỗi khi có khách đến chơi nhà, mà vẫn giữ nguyên lễ nghi. Họ cúi đầu để thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người xung quanh.

Văn hóa trà đạo

 

Trà đạo - Một nét văn hóa Nhật Bản nổi tiếng
 

Khi nhắc đến văn hóa Nhật Bản, chúng ta không thể không kể đến văn hóa “trà đạo”. Một văn hóa uống trà không phải nước nào cũng có được. Trà đạo tượng trưng cho bốn chữ Hòa – Kính – Thanh – Tịch. Mỗi chữ đều mang một tầng ý nghĩa khác nhau: Hòa trong hòa bình, Kính trong kính trọng người bên trên, yêu thương bạn bè, con cháu; Thanh tịnh - thanh khiết; còn Tịch có nghĩa là An nhàn – đây cũng là giới hạn mỹ học cao nhất của Trà đạo Nhật Bản.

Văn hóa trang phục

 

Trang phục truyền thống Kimono tại Nhật Bản
 

Nếu Việt Nam có tà áo dài thướt tha, Hàn Quốc có Hanbok thì Nhật Bản có Kimono (Quốc phục của xứ Phù Tang). Trong mỗi dịp lễ hội, ngày đặc biệt tại Nhật Bản, người dân Samurai lại mặc Kimono để thể hiện tinh thần dân tộc. Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng. 

Kimono của nam giới và nữ giới có sự khác biệt đôi nét. Cụ thể, Kimono của nữ giới thường có các hoạt tiết hoa lá và các biểu tượng thiên nhiên, để thể hiện tình yêu của người dân dành cho mẹ thiên nhiên Nhật Bản. Ngoài ra, tóc của người phụ nữ cũng phải búi lên cao, kiểu búi này phải tạo dáng uốn lượn.

Còn Kimono của nam giới đơn giản hơn đôi chút. Nam giới thường mặc kimono có vành khăn đơn giản và hẹp hơn so với nữ giới.

Trên đây các các nét văn hóa Nhật Bản, các bạn nào chuẩn bị đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì tham khảo nhé

 

Thông Tin Liên Hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NOZOMI JAPAN

Hotline: 0393125151.

Địa chỉ: Tầng 5, Toàn nhà M5, 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh công ty tại Nhật Bản : 1-2-19 Sakaemachi, Hino, Tokyo, Japan.

 

 

chia sẻ bài viết

Để lại bình luận