Tất tần tật các vấn đề liên quan tới tư cách lưu trú tại Nhật Bản
Các nhóm nhóm tư cách lưu trú tại Nhật Bản
Giấy chứng nhận tư cách lưu trú
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, có 27 loại tư cách lưu trú dành cho người nước ngoài có thể cư trú tại Nhật Bản.
『経営・管理』(kinh doanh - quản lý)
『教授』(giáo sư)
『研究』(nghiên cứu)
『教育』(giáo dục)
『芸術』(nghệ thuật)
『宗教』(tôn giáo)
『報道』(truyền thông báo chí)
『法律・会計業務』(luật - kế toán)
『医療』(y tế)
『技術・人文知識・国際業務』(visa kỹ thuật hoặc nghiệp vụ quốc tế, gọi tắt là visa lao động)
『企業内転勤』(chuyển công tác nội doanh nghiệp)
『技能』(kỹ năng)
『文化活動』(hoạt động văn hóa)
『留学』(du học)
Phần lớn tư cách lưu trú được người Việt xin nhiều nhất là Visa lao động và Visa du học.
Các hình thức tư cách lưu trú tại Nhật TTS, du học sinh cần biết
Các TTS của Nozomi Japan đã xin được tư cách lưu trú tại Nhật
Xin mới tư cách lưu trú
Đối với du học sinh: Sau khi nộp hồ sơ lên Cục xuất nhập cảnh, du học sinh sẽ phải đợi khoảng 3 tháng mới có kết quả. Do đó, để được nhập học đúng lịch bạn nên nộp hồ sơ trước 4 tháng để chắc chắn khi cần mình đã có giấy chứng nhận tư cách lưu trú.
Đối với người lao động đi XKLĐ theo diện thực tập sinh, kỹ sư: Người đi XKLĐ sẽ chỉ cần hoàn thành hồ sơ và đưa cho công ty. Còn quy trình nộp, xin chứng nhận ra sao sẽ do công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận thực hiện.
Nếu bạn đi XKLĐ, giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật có hiệu lực trong vòng 6 tháng - 1 năm. Khi hết hạn, chủ doanh nghiệp tại Nhật sẽ giúp bạn xin gia hạn VISA và lúc này bạn cũng cần phải thi để gia hạn thêm.
Nếu bạn xin tư cách lưu trú mới tại Nhật, bạn sẽ phải đợi tầm 2- 3 tháng.
Đối với hình thức xin mới tư cách lưu trú, bạn không cần phải nộp phí cho Cục xuất nhập cảnh.
Xin gia hạn tư cách lưu trú
Đối tượng: Người nước ngoài có nguyện vọng tiếp tục hoạt động ngành nghề với Tư cách lưu trú hiện có. Nếu bạn đi XKLĐ theo đơn hàng 01 năm, sau khi kết thúc hợp đồng bạn về nước luôn thì không cần làm gia hạn.
Tuy nhiên, nếu bạn có ý định ở lại Nhật làm việc, bạn phải xin gia hạn tư cách lưu trú. Với mỗi người lại có thời hạn tư cách lưu trú khác nhau:
+ Du học sinh là 1 năm 3 tháng.
+ Thực tập sinh thì tư cách lưu trú thường là 6 tháng
+ Diện kỹ sư là 1 năm.
Luôn chú ý đến thời hạn tư cách lưu trú của mình, khi sắp hết hạn hãy đi gia hạn ngay nhé, vì nếu bạn không làm gia hạn sẽ bị trục xuất về nước. Bên cạnh đó, Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ tiến hành điều tra, xem xét tới khoảng thời gian bạn đã ở Nhật sinh sống và làm việc để quyết định xem có gia hạn hay không.
Phí xin gia hạn tư cách lưu trú: 4.000 yên (nộp cho Cục Xuất nhập cảnh)
Thời gian đợi giấy gia hạn tư cách lưu trú tại Nhật: Từ 15 ngày - 1 tháng
Chuyển đổi tư cách lưu trú tại Nhật
Nếu bạn đã kết thúc hợp đồng 03, 05 năm làm việc và về thẳng Việt Nam, bạn không cần quan tâm đến việc chuyển đổi tư cách lưu trú. Hình thức này chỉ áp dụng cho các bạn du học sinh đã hoàn thành xong chương trình học, muốn làm việc tại Nhật thì làm chuyển đổi sang dạng tư cách của người đi làm, hay kết hôn với người Nhật, người sinh sống ở Nhật để chuyển sang dạng gia đình.
Như vậy, bạn chỉ cần làm chuyển đổi tư cách lưu trú khi mục đích lưu trú có thay đổi, người nước ngoài sẽ phải làm thủ tục thay đổi Tư cách lưu trú cho phù hợp với mục đích lưu trú mới đó.
Lưu ý: Chỉ khi nào bạn được cấp giấy này, bạn mới được phép thay đổi tư cách lưu trú của mình, làm công việc mới, nếu không sẽ bị phạt và cưỡng chế về nước.
Phí chuyển đổi tư cách lưu trú: 4.000 yên (nộp cho Cục Xuất nhập cảnh)
Trên đây là một số thông tin về thủ tục, chi phí và thời gian xin tư cách lưu trú tại Nhật. Nếu còn thắc mắc gì về tư cách lưu trú hoặc mọi vấn đề khác liên quan đến xuất khẩu lao động, vui lòng truy cập hotline 0989 51 51 51 để biết thêm chi tiết.