Lộ trình học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

Bạn nghĩ tiếng Nhật rất khó? Thực chất không phải vậy. Tuy Nhật ngữ có rất nhiều bảng chữ cái và đa phần viết bằng Hán tự, nhưng nếu thấy nhiều mà bỏ cuộc thì đâu phải ý chí của người Việt Nam. Hãy tham khảo lộ trình học tiếng Nhật từ dễ đến khó qua bài viết này nhé

Các cấp độ JLPT trong tiếng Nhật

Các cấp chứng chỉ tiếng Nhật

Nếu bạn học tiếng Nhật để biết bạn có thể không cần quan tâm đến kỳ thi JLPT. Trong trường hợp học để thi, bạn nhất định phải biết đến các cấp độ chứng chỉ trong kỳ thi này, mức độ điểm của từng cấp và kỹ năng từng phần thi.

Chứng chỉ JLPT được chia làm 5 cấp, từ N5 - N1; trong đó, N5 và N4 là trình độ ở mức cơ bản, sơ cấp; N3 là trình độ trung cấp; N2, N1 là trình độ cao cấp. Như vậy, nếu bạn đạt đến mức N1 có nghĩa là bạn có thể giao tiếp tiếng Nhật trôi chảy, thành thành cả tiếng lóng, thành ngữ Nhật Bản và có thể bắn tiếng Nhật mọi lúc mọi nơi. 

Lộ trình học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

Giai đoạn 1: Làm quen với bảng chữ cái

Tiếng Nhật có 2 bảng chữ cái là Hiragana và Katakana, mỗi bảng đều có 46 chữ cái. Đây là bước nền vô cùng quan trọng trong lộ trình học tiếng Nhật. Có biết mặt chữ bạn mới học được cách phát âm, ghép chữ. Vì thế, hãy chịu khó học đọc và viết thật nhiều.Thông thường, mọi người sẽ mất khoảng 1 tuần để thuộc 2 bảng này. 

Đối với bảng chữ cái Hiragana, các nét chữ có phần mềm mại hơn bảng Katakana và gồm các nguyên âm cơ bản để tạo nên cách phát âm của người Nhật là a, i, u, e, o và một âm mũi /n/. Các phụ âm còn lại được phát âm bằng cách ghép thêm các phụ âm như k – n – m – s – … vào trước các nguyên âm và đọc tương tự. 

Giai đoạn 2: Chinh phục trình độ sơ cấp (N5, N4)

Sau khi học xong 2 bảng chữ này, chắc hẳn bạn đang nghĩ mình đã đi được 30% của lộ trình học tiếng Nhật. Nhưng còn một bảng chữ cái tương đối khó nhằn hơn đó là chữ Kanji - bảng chữ cái gây ám ảnh nhất đối với bất cứ ai đã và đang học tiếng Nhật. Kanji bao gồm 2136 chữ, do đó, muốn viết được như người Nhật, bạn bắt buộc hết các từ trong bảng chữ này.

Tuy nhiên, ở trình độ N5 cơ bản, bạn không cần phải học hết 2136 chữ, chỉ cần khoảng 700 từ tiếng Nhật và tầm 100 chữ Kanji là được.

Hãy cố gắng học thuộc trong khoảng 1-2 tuần bạn nhé. Vì càng kéo dài thời gian, bạn sẽ nhanh quên hơn.

Tiếp đến mức N4, bạn cần khoảng 1 tháng để học thuộc 1500 từ và 350 chữ Kanji trong 3 tuần để có thể tự tin đi thi N4. 

Giai đoạn 3: Đẩy nhanh tiến độ để đạt chứng chỉ N3

Hầu hết các bạn đi du học Nhật Bản đều cần ít nhất chứng chỉ N2 hoặc cao hơn, còn ai đi xuất khẩu lao động thì chỉ cần N4 hoặc N5. Sau đó qua Nhật 1 năm và thi lên N3, hoặc N2. Với cấp độ, bạn cần bỏ ra khoảng hơn 1 tháng, với lộ trình học tiếng Nhật nghiêm túc, ghi nhớ thật nhiều chữ và chép đi chép lại mặt chữ thật nhiều lần. Vì cấp độ này yêu cầu khoảng 3750 từ vựng và 650 Kanji. Đồng thời, người học cấp độ N3 cần phải nghe hiểu được nội dung cụ thể của một đoạn hội thoại có chủ đề về cuộc sống thường ngày.

Giai đoạn 4: Chăm chỉ để đạt cú hích N2, N1

Chăm chỉ học tiếng Nhật để đạt N1, N2

Nếu từ N4 lên N3 bạn cần khoảng 70% công sức, thì để nâng mức chứng chỉ từ N3 lên N1, N2, bạn cần nhân đôi hoặc nhân 3 sức lực đó lên. Bởi rất nhiều bạn học tiếng Nhật nói rằng, để đạt được N3 không phải quá khó khăn; nhưng chạm tới N1, N2 thì vô cùng khó nhằn và đòi hỏi ý thức tự học, tự rèn luyện rất rất cao.

Nếu bảng Kanji có 2136 chữ, ít nhất bạn phải thuộc trên 1000 chữ, và 6000 từ vựng cùng với nghe hiểu tốt. Có thể nghe được các đoạn hội thoại dài, giao tiếp nhanh, diễn đạt rõ nghĩa bằng tiếng Nhật. Chứng chỉ N2 có thể nói tương đương với trình độ để bạn có thể học THPT ở Nhật.

Chứng chỉ N1 là cấp trình độ cao nhất, để đạt được mức này, bạn cần phải nói và viết tiếng Nhật như tiếng Việt. Có thể đọc được các tác phẩm kinh điển của Nhật Bản và hiểu được họ viết gì, có thể đọc hiểu luận văn và giao tiếp trôi chảy trong bất cứ trường hợp nào. Để đạt được mức N1, bạn cần bỏ ra khoảng 1,5 tháng cho nó để ghi nhớ 2000 Kanji và 10.000 từ vựng.

 Trên đây là lộ trình học tiếng Nhật cơ bản nhất cho người mới bắt đầu. Điểm mấu chốt của lộ trình này đó là viết thật nhiều, đọc thật nhiều, tìm kiếm nhiều từ mới để ghim vào đầu nhiều nhất có thể bạn nhé.

 

 

chia sẻ bài viết

Để lại bình luận