Ngành may mặc - Đơn hàng top đầu dành cho lao động nữ
May mặc là một ngành đặc thù, phù hợp với thể lực cũng như sự khéo léo của nữ giới. Nhiều năm trở lại đây, đơn hàng may mặc Nhật Bản đang bị thiếu hụt rất nhiều lao động. Do đó, nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài sang Nhật làm may rất lớn.
Đặc thù công việc của ngành may mặc
May mặc là công việc yêu cầu người lao động phải có sự tỉ mỉ và khéo tay trong từng “đường kim mũi chỉ”. Tính chất công việc ổn định, không tốn sức, môi trường làm việc sạch sẽ, làm trong công xưởng với các trang thiết bị hiện đại.
Đây là còn là công việc dành cho phần lớn lao động nữ (Cũng có một số đơn hàng nhận nam giới nhưng không nhiều), nên chính sách hỗ trợ từ phía doanh nghiệp tiếp nhận tại Nhật Bản cũng lĩnh động hơn.
Cơ hội nghề nghiệp tốt
Khi chọn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đơn hàng may mặc, bạn không chỉ có được cơ hội tiếp cận với máy móc hiện đại, môi trường làm việc chuyên nghiệp để cải thiện kỹ năng tay nghề. Mà còn có cơ hội thứ 2 là học thêm một một ngôn ngữ mới để làm hành trang xin việc khi về nước.
Được biết, tiếng Nhật là một ngôn ngữ rất khó, do đó, không phải ai cũng có thể học được nó một cách thành thạo. Nhưng bạn thì khác, bạn có cơ hội giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Nhật, vì thế, sau khi kết thúc hợp đồng 03 năm trở về Việt Nam, lương trên chục triệu là điều dễ hiểu.
Chi phí rẻ hơn so với các đơn hàng khác
So với các ngành như cơ khí, chế tạo máy, xây dựng, lắp ráp linh kiện điện tử,... đơn hàng may mặc có chi phí rẻ hơn một chút.
Vì đây là ngành cần số lượng lớn lao động, nên tỷ lệ cạnh tranh không quá cao, và các đơn hàng tuyển lao động nữ sẽ không yêu cầu lao động phải có kinh nghiệm làm việc, tay nghề.
Trong ngành may mặc có rất nhiều lĩnh vực nhỏ để bạn lựa chọn khi tìm hiểu về đơn hàng này như: Xe chỉ, dệt, nhuộm vải, sản xuất quần áo nữ giới, trẻ em, sản xuất vest nam, may quần áo các loại,...
Lương của đơn hàng may mặc thấp hay cao?
Nhìn chung, mức lương cơ bản của tất cả các đơn hàng đi Nhật đều căn cứ vào lương vùng tối thiểu. Người lao động có thể yên tâm rằng, lương cơ bản luôn cao hơn hoặc bằng lương vùng tối thiểu đó, chứ không được phép thấp hơn.
Ngoài ra, tùy vào từng ngành nghề của đơn hàng, môi trường làm việc và mức độ tổn hại đến sức khỏe mà lương cơ bản sẽ giữ nguyên theo lương vùng hoặc tăng lên.
Lương cơ bản của ngành may mặc thường thấp hơn một chút so với các đơn hàng yêu cầu sức khỏe tốt, tính chịu nắng gió và khuân vác như xây dựng, sơn, gia công kim loại, lái máy xây dựng,....Thông thường, lương của đơn hàng may mặc sẽ dao động trong khoảng 33 - 35 triệu vnđ (chưa trừ chi phí khác).
Với đặc thù công việc khá nhàn hạ, không mất nhiều sức, hết 8h là nghỉ nên bạn hoàn toàn có thể đăng ký với quản lý để làm thêm ca hoặc nhận việc làm thêm bên ngoài. Hiện nay, xu hướng người lao động nước ngoài tranh thủ thời gian rảnh làm thêm tại Nhật Bản vô cùng phổ biến. Hơn nữa, lương làm thêm thường cao hơn lương chính và tính theo giờ (kể cả bạn làm thêm 1h/ngày vẫn được trả lương).
Như vậy, từ thu nhập chính đến thu nhập tăng ca khoảng 20 triệu/ tháng, mỗi tháng bạn đã có khoảng trên 50 triệu VNĐ (trừ chi phí sinh hoạt, thuế thu nhập cá nhân, mỗi tháng bạn có thể tiết kiệm được trên 30 triệu đồng).
Hơn 30 triệu quả thực là con số quá cao đối với người làm nghề may tại công xưởng ở Việt Nam. Vậy bạn có muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản để có được mức lương như vậy không hay ở nhà làm may lương 5 triệu?
Nếu bạn định đi xuất khẩu lao động, hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline 0989 51 51 51 để được tư vấn chi tiết về các đơn hàng may mặc, yêu cầu và thủ tục xuất cảnh nhé.