Nếu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hãy chọn Kanagawa!
Vị trí địa lý
Kanagawa vừa là tỉnh thuộc vùng Kanto, vừa là một phần của Vùng thủ đô Tokyo có thủ phủ là thành phố Yokohama. Đây là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 2 tại Nhật, chỉ kém Tokyo. Bên cạnh đó, mức lương vùng ở đây cũng rất cao, 1.011 yên/ h (Tokyo là 1,013 yên/ giờ).
Về khí hậu
Nếu bạn sợ lạnh và không thể chịu được cái lạnh thấu xương khi nhiệt độ xuống đến âm vài chục độ, thì Kanagawa là địa điểm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ấn tượng dành cho bạn. Với vị trí nằm ở gần với đường xích đạo hơn các tỉnh phía Bắc, Kanagawa có khí hậu khá ôn hòa, nhiệt độ trung bình của toàn vùng là khoảng 18 độ C. Vào thời điểm lạnh nhất, nhiệt độ cũng chỉ xuống đến tầm 2,3 độ và chỉ có tháng 1, tháng 2 là có tuyết.
Sự phát triển kinh tế tại tỉnh Kanagawa
Xét về sự phát triển nền kinh tế, công nghiệp, tốc độ đô thị hóa, tỉnh Kanagawa luôn giữ Top 2 trong bảng xếp hạng các tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
Với hệ thống cảng biển hiện đại, gồm 3 cảng quốc tế lớn là Yokohama, Kawasaki, Yokosuka. Đặc biệt, cảng Yokohama tọa ở thành phố trung tâm hành chính của Kanagawa, giúp cho nền kinh tăng trưởng vượt bậc.
Ngoài ra, không chỉ phát triển mạnh về một ngành duy nhất, Kanagawa còn cố gắng đẩy mạnh đa ngành từ dịch vụ, công nghiệp, thương nghiệp,... Tỉnh có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, cơ khí chế tạo,công nghệ thông tin, công nghệ sinh học như: Sony, Canon, Toshiba, Fujifilm, Ajinomoto; có các viện nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển công nghệ cao. Do đó, đây là tỉnh được rất nhiều người lựa chọn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản vì hệ thống ngành đa dạng, lương cao.
Các ngành được nhiều lao động hướng tới là thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp nặng, điện tử, thực phẩm,...
Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng
Thành phố cổ Kamakura
Kanagawa nổi tiếng với ngành du lịch văn hóa tâm linh đền chùa, với những ngôi đền cổ và những pho tượng khổng lồ.
Tại Thành phố Kamakura nổi tiếng với pho tượng khổng lồ tượng trưng cho phật A DI ĐÀ tại chùa Kotokuin. Tượng Phật A Di Đà Kamakura nặng 121 tấn, cao 13m, được coi là một trong những tượng Phật lớn nhất Nhật Bản và chỉ thấp hơn tượng Phật của ngôi đền Todaiji ở Nara. Bức tượng đồng này được hai nhà điêu khắc Ono Goroemon và Tanji Hisatomo đúc vào năm 1252 theo đề xuất của bà Inadano Tsubone và linh mục Joko
Điểm đặc biệt của pho tượng này là bạn có thể đi sâu vào bên trong, vì tượng A di dad Kamakura được thiết kế rỗng ruột. Bạn nào đang đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có thể đến địa danh này tham quan nhé.
Đền Hokokuji
Đền Hokokuji vốn là một trong những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng nhất vùng Kamakura, nằm ẩn sâu trong ngọn đồi phía đông thành phố Kamakura. Đền Hokokuji là ngôi đền thuộc phái Rinzai của Thiền Phật, vì vậy khi đặt chân đến đây, bạn sẽ cảm trong lòng được thanh thản, bởi mọi thứ xung quanh đền đều rất thanh tịnh.
Nếu bạn đang có nhiều phiền muộn, hãy đến con đường trúc tại đền Hokokuji, chỉnh tiếng “xào xạc” của lá trúc và cái đẹp của cảnh sắc sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần giữa bộn bề cuộc sống đó
Nhiều món ăn đặc sắc
Cơm tô Shirasu–don
Món ăn nổi tiếng nhất tại Kanagawa là món cơm tô Shirasu-don ở Vịnh Sagami và cũng là món ăn được các bạn đi đã đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tại đây gợi ý nhiều nhất. Khi gọi món này, bạn sẽ được phục vụ cơm trắng cùng cá cơm mới được đánh bắt và chế biến tại chỗ. Nếu không ăn được rong biển bạn có thể nói đầu bếp không có vào bát. Tuy nhiên, chỉ thêm một chút rong biển và hành lá sẽ làm món ăn này mang đậm vị Nhật Bản.
Bánh Hato Sable
Bánh Hato Sable là một loại bánh có hình chim bồ câu. Bánh ăn mềm và ngọt dịu, không gây ngấy nên rất nhiều du khách đến Kamakura tham quan thường mua rất nhiều.
Tương truyền, Hato Sable là loại bánh truyền thống ở khu vực này có cách đây gần 30 năm và do nghệ nhân tên Toshimayo làm ra.
Không chỉ là cảnh sắc, món ăn, tốc độ phát triển kinh tế mà ngay cả lương cơ bản của Kanagawa cũng rất cao. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua Hotline 0393125151 để nhận đơn hàng xuất khẩu lao động tại Kanagawa bạn nhé