Nội quy ký túc xá ở Nhật: Tts có được dẫn bạn về phòng ở ktx công ty?
Giao lưu, kết bạn là nhu cầu của tất cả mọi người (kể cả những bạn là người thuộc trường phái hướng nội). Tuy nhiên, thực tập sinh nên tuân thủ nội dung kỷ luật trong ký túc xá tại Nhật, lưu ý vấn đề mời bạn cùng giới hoặc khác giới về ký túc xá hoặc nhà trọ của công ty.
Điều kiện sống của thực tập sinh sau khi sang Nhật như thế nào?
Thực tập sinh sẽ được đào tạo trước khi bước vào công việc chính thức
Thực tập sinh là tên gọi chung của những bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong thời hạn 03 năm. Theo thông báo của Bộ Lao động thương binh và xã hội phát hành ngày 06/04/2016, thực tập sinh sau khi sang Nhật sẽ có có thời gian đào tạo tối đa 2 tháng, được hưởng mức trợ cấp đào tạo tối thiểu khoảng 30.000 yên/ tháng (đối với những bạn được cung cấp miễn phí các bữa ăn); và tối thiểu khoảng 50.000 yên/ tháng (đối với trường hợp không được cung cấp miễn phí các bữa ăn).
Điều kiện về nhà ở
Doanh nghiệp tiếp nhận có nhiệm vụ bố trí chỗ ở cho thực tập sinh kèm theo các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, nhằm đảm bảo các điều kiện vệ sinh, an toàn cho người lao động. Tiền nhà ở sẽ được khấu trừ từ tiền lương hàng tháng của thực tập sinh theo thực tế khoảng 20.000 yên/ người/ tháng (đối với những thành phố lớn như TOKYO, NAGOYA, OSAKA, KYOTO mức khấu trừ không được vượt quá khoảng 30.000 yên/ tháng). Khoản chi phí nhà ở này không áp dụng trong thời gian đào tạo.
Như vậy, tùy vào địa điểm làm việc và chế độ đãi ngộ của đơn vị tiếp nhận mà thực tập sinh sẽ được ở trong ký túc xá của công ty hoặc chung cư bên ngoài (nhưng vẫn thuộc sự quản lý của doanh nghiệp tiếp nhận).
Nơi ở thường được bố trí cách địa điểm làm việc khoảng 15 - 20 phút đi bộ, để tạo kiện kiện cho thực tập sinh tiết kiệm thời gian di chuyển, tránh lạc đường, cũng như giúp công ty dễ dàng quản lý lao động.
Thực tập sinh có được dẫn “bạn” về chỗ ở không?
Nội quy ký túc xá ở Nhật nếu tạo ra tiếng động mạnh ở phòng (chẳng hạn như: chặt thịt gà, chặt xương để nấu ăn,...) cũng sẽ bị cảnh sát đến kiểm tra. Đây là một nét văn hóa “rất lạ” đối với những bạn lần đầu tiên đến và làm quen với Nhật Bản. Theo lời chia sẻ của các senpai, “nếu muốn chặt thịt gà thì phải chuẩn bị dao lóc thịt và kéo cắt xương, chứ cứ cầm dao và thớt để chặt thì một lúc sau sẽ được mời lên đồn ngay”.
Ngoài ra, có một lưu ý mà tất cả thực tập sinh phải ghim ngay vào trí nhớ trong suốt thời gian ở Nhật, Văn hóa sinh hoạt tại ký túc xá Nhật Bản đó chính là “KHÔNG ĐƯỢC DẪN BẠN (KHÁC GIỚI HOẶC CÙNG GIỚI” VỀ CHỖ Ở”. Nghe thì có vẻ vô ý, vì bạn bè mời nhau về nhà chơi thì có sao đâu, nhưng trên quy định đây là điều CẤM KỴ.
Khi đến Nhật làm việc bạn phải chịu sự quản lý của nghiệp đoàn và doanh nghiệp tiếp nhận, nếu muốn làm bất cứ cái gì liên quan đến giấy tờ, luật pháp đều phải thông qua 2 đơn vị này. Hơn nữa, theo quy định của tất cả doanh nghiệp tiếp nhận người lao động nước ngoài đến Nhật Bản làm việc là “KHÔNG ĐƯỢC TÙY Ý DẪN BẠN ĐẾN NƠI Ở”.
Tại sao không được dẫn bạn về phòng? Nội dung kỷ luật trong ký túc xá tại Nhật
Quy định không được dẫn bạn về phòng xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Người lao động đang sống trong ký túc xá của công ty, thì mọi hành động như dẫn bạn về phòng hoặc mở tiệc liên hoan đều phải xin ý kiến từ người quản lý. Thông thường, ký túc xá công ty là dành cho nhân viên sinh sống, nên rất hạn chế sự xuất hiện của người lạ.
- Khi tụ tập đông người trong phòng sẽ gây mất trật tự, ảnh hưởng đến những phòng khác.
- Phòng chung cư vẫn thuộc hệ thống của công ty nên vẫn sẽ có người giám sát và kiểm tra thường xuyên. Do đó, nếu bị bắt gặp đưa bạn về phòng chơi nhưng không xin phép sẽ bị khiển trách và lúc đó chính bạn cũng đã bị mất điểm trong mắt người quản lý.
Có nên thuê nhà trọ ngoài công ty?
Nhiều bạn muốn thoát khỏi sự quản lý của doanh nghiệp tiếp nhận mà chọn cách thuê chung cư bên ngoài, thì đây là một hành động rất “bồng bột”. Bởi, tiền thuê căn hộ tại Nhật Bản rất đắt, đặc biệt là các thành phố, nó có thể ngốn của bạn cả nửa tháng lương chỉ để trả tiền nhà.
Bên cạnh đó, ở Nhật không cho phép trả tiền thuê nhà theo tháng mà tối thiểu phải trả theo quý và đóng tiền cọc tương đương với tiền nhà khoảng nửa năm rồi mới được chuyển vào ở. Do vậy, chỉ tính sơ qua số tiền bạn phải trả khi thuê trọ bên ngoài đã lên đến gần trăm triệu VNĐ cho lần đầu tiên.
Chưa kể đến, có nhiều trường hợp thực tập sinh bị lừa tiền cọc, bị bắt trả những khoản tiền từ trên trời rơi xuống mà không biết kêu ai. Do đó, đừng cố ra ngoài thuê trọ mà hãy ở nơi được công ty tiếp nhận cấp cho nhé.